Phòng khám đa khoa hồng phúc Phòng khám đa khoa hồng phúc

Tìm hiểu về tình trạng thai lưu ở sản phụ cần lưu ý?

Ngày đăng : 14-11-2023 - Lượt xem : 223

  Tìm hiểu về tình trạng thai lưu ở sản phụ cần lưu ý? Bởi đây có thể được xem là tình trạng nguy hiểm, nếu nhận ra bất kỳ biểu hiện bất thường trong thai kỳ nói chung và thai lưu nói riêng. Cần nhanh chóng đến ngay cơ sở chuyên khoa uyt ín hoặc đơn cử như Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc để được kiểm tra và hỗ trợ khắc phục kịp thời.

Hình tư vấn bệnh online

Tìm hiểu về tình trạng thai lưu ở sản phụ cần lưu ý?

  Thai lưu là tình trạng thai ngừng phát triển sau khi đạt từ 20 tuần tuổi trở lên cho tới trước khi sinh. Thai lúc này không thể phát triển và ra đời bình thường nữa, được lưu lại trong tử cung trong thời gian ngắn rồi đẩy ra khỏi tử cung. Thai chết ở tuần tuổi phát triển càng cao thì thời gian lưu lại trong tử cung càng ngắn, nếu không phát hiện sớm tình trạng này và xử lý kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

  Có nhiều nguyên nhân gây thai lưu, một số nguyên nhân thường gặp gồm:

  + Do rối loạn nhiễm sắc thể hoặc các vấn đề sức khỏe khác ở thai nhi

  Rối loạn nhiễm sắc thể thường gây ra tình trạng sảy thai ở thai nhi dưới 3 tháng tuổi, tuy nhiên vẫn có trường hợp khiến thai chết lưu khi đã phát triển lớn hơn. Rối loạn nhiễm sắc thể xảy ra do đột biến gen trong quá trình thụ tinh, do quá trình tạo tinh trùng, trứng hoặc di truyền. Nếu thai chết lưu do rối loạn nhiễm sắc thể, khả năng tái diễn ở thai kỳ tiếp theo không cao. Thai có thể chết lưu do bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi, tình trạng này có thể sàng lọc phát hiện sớm và can thiệp.

Tìm hiểu về tình trạng thai lưu ở sản phụ cần lưu ý?

Tìm hiểu về tình trạng thai lưu ở sản phụ cần lưu ý?

  + Do bệnh lý ở sản phụ

  Người mẹ mắc các bệnh lý mãn tính hoặc nội tiết như thiếu máu, cao huyết áp, bệnh tim mạch, suy gan, viêm thận, tiểu đường, suy giáp, cường năng tuyến thượng thận,… có nguy cơ bị thai chết lưu rất cao. Tình trạng này dễ tiếp diễn ở lần mang thai tiếp theo nếu người mẹ không khắc phục được nguyên nhân.

  + Ngoài ra, thai chết lưu cũng thường gặp hơn ở những người mẹ:

  - Bị nhiễm độc, viêm gan, nhiễm ký sinh trùng, quai bị, giang mai, cúm,… trong quá trình mang thai.

  - Thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, hóa chất độc hại.

  - Người đã có tiền sử sảy thai, thai chết lưu.

  - Người lạm dụng rượu bia, chất kích thích, béo phì.

  - Mẹ mang thai ở độ tuổi không phù hợp (dưới 15 tuổi và trên 35 tuổi).

  - Người mẹ lao động vất vả và dinh dưỡng kém.

  + Do bất thường phần phụ và tử cung

  Người mẹ bị dị tật tử cung như: tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển cũng khiến thai nhi không được nuôi dưỡng tốt, kém dinh dưỡng dẫn tới chết lưu. Khả năng tiếp diễn ở lần mang thai tiếp theo rất cao nếu không điều trị hiệu quả.

  Ngoài ra, những bất thường về dây rốn như: dây rốn thắt nút, dây rốn quấn cổ hoặc chi, dây rốn bị chèn ép,… đều có thể khiến thai bị chết lưu. Những bất thường này có thể được phát hiện và can thiệp sớm bằng siêu âm thai, mẹ vẫn sẽ có thai kỳ khỏe mạnh.

  Một số nguyên nhân khác như u mạch máu bánh rau, bánh rau xơ hóa, rau bong non, thiểu ối, đa ối,… cũng có thể gây ra thai chết lưu.

Thai lưu có tín hiệu thông báo hay không?

  Thực tế nếu thai lưu xảy ra khi thai nhỏ, thai phụ thường rất khó nhận biết bởi triệu chứng không rõ rệt, nhất là giai đoạn đầu. Các dấu hiệu nhận biết thai lưu mà mẹ bầu cần lưu ý như sau:

  + Chảy máu âm đạo bất thường:

  Vì thai phụ thường bị chảy máu âm đạo tại một số thời điểm nhất định của thai kỳ như ra máu báo thai, máu báo sinh,… nên thường chủ quan với hiện tượng này. Tuy nhiên chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của lưu thai cần đặc biệt lưu ý. Thai chết lưu dễ dẫn xuất hiện tình trạng nhiễm trùng trong tử cung, làm vỡ nước ối, chảy máu âm đạo.

  + Thuyên giảm về cử động của thai nhi;

  Thông thường, thai lớn hơn 20 tuần tuổi đã bắt đầu có sự chuyển động trong bụng mẹ như thai đạp bụng, thai phụ cũng có thể cảm nhận được chúng một cách dễ dàng. Chuyển động thai ở mỗi thai nhi và các thời điểm của thai kỳ là khác nhau, tuy nhiên đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh.

Thai lưu có tín hiệu thông báo hay không?

  Chuyển động thai thường tăng dần từ 20 tuần tuổi đến khoảng 32 tuần tuổi, sau đó giữ nguyên cho tới khi sinh. Có thể kiểm tra chuyển động thai có bình thường hay không bằng việc đếm số lần thai đạp vào cùng thời điểm trong ngày hoặc số lần thai đạp sau khi mẹ ăn 4 giờ.

  Nếu chuyển động thai giảm đáng kể hoặc mẹ không hề cảm nhận được bất cứ chuyển động thai nào trong vòng 2 giờ trở lên, đây rất có thể là dấu hiệu thai lưu, hãy sớm tới thăm khám và kiểm tra nhé.

  + Bụng đau từ mức độ nhẹ đến nặng:

  Hiện tượng đau bụng cũng thường xuất hiện ở những thai phụ bị thai chết lưu, nhất là khi thời gian chết lưu lâu và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, sản phụ cũng có thể gặp phải một số dấu hiệu toàn thân như: đau lưng dữ dội, sốt cao, chóng mặt, chuột rút,… Nhưng những dấu hiệu này không phải lúc nào cũng cho biết thai lưu, có thể do bệnh lý hoặc triệu chứng thai kỳ khác.

Hình tư vấn bệnh online

da khoa hong phuc