Phòng khám đa khoa hồng phúc Phòng khám đa khoa hồng phúc

Sản phụ nên làm gì khi bị thai lưu?

Ngày đăng : 14-11-2023 - Lượt xem : 227

  Sản phụ nên làm gì khi bị thai lưu? Bởi đây cũng là vấn đề mà cánh chị em nên lưu ý. Sở dĩ như vậy, bởi tình trạng thai lưu là trường hợp không mấy tích cực đối với thai kỳ nói chung và sức khỏe, tinh thần của thai phụ nói riêng. Vì thế, việc cần làm và thực hiện đúng cách là điều vô cùng quan trọng nhằm phòng ngừa các ảnh hưởng không tốt đến cánh chị em. Vì thế, nhằm giải đáp cụ thể hơn, xin mời quý độc giả vui lòng tham khảo bài viết sau.

Hình tư vấn bệnh online

Sản phụ nên làm gì khi bị thai lưu?

  + Xác định nguyên nhân

  Việc xác định nguyên nhân thai chết lưu rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ lưu thai ở lần mang thai kế tiếp. Để làm điều này, khi thai nhi vẫn còn trong bụng mẹ, bác sĩ sẽ chọc ối nhằm kiểm tra tình trạng nhiễm trùng và yếu tố di truyền. Sau khi sinh, bác sĩ tiến hành khám sức khỏe cho bé, đồng thời kiểm tra dây rốn và nhau thai xem có bất thường nào không. Khám nghiệm tử thi cũng có thể cần thiết để tìm hiểu chính xác nguyên nhân khiến thai chết lưu.

  + Kiểm soát sức khỏe tinh thần

  Bạn vừa trải qua một mất mát lớn, dĩ nhiên sẽ không tránh khỏi đau buồn. Không thể đoán trước bạn cần bao nhiêu thời gian để vượt qua nỗi đau, có thể là vài tuần nhưng cũng có khi vài tháng, thậm chí cả năm. Nhưng bạn phải luôn giữ tinh thần vững vàng, đừng đổ lỗi cho bản thân hoặc ép mình nhanh chóng “vượt qua nó”. Hãy để mọi chuyện diễn ra tự nhiên, đồng thời tìm nguồn an ủi từ gia đình, bạn bè và đặc biệt là người bạn đời.

Kiểm soát sức khỏe tinh thần hậu thai lưu ở cánh sản phụ

Kiểm soát sức khỏe tinh thần hậu thai lưu ở cánh sản phụ

  Nếu sau một thời gian, bạn nhận thấy mình không thể đối phó với nỗi đau này, xuất hiện các triệu chứng trầm cảm sau sinh như chán ăn, khó ngủ, mất hứng thú với cuộc sống, sợ tiếp xúc với cả người thân…, hãy tìm gặp bác sĩ tâm lý để được giải tỏa. Bác sĩ sẽ tìm giải pháp giúp bạn cân bằng tâm lý, ổn định tinh thần để sớm đón nhận tin vui.

  + Hồi phục sức khỏe

  Sau khi phẫu thuật thai lưu, bạn cần một thời gian nhất định để bình phục, trung bình từ 6 – 8 tuần. Bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ để rút ngắn khoảng thời gian này, sớm phục hồi sức khỏe và sẵn sàng cho lần mang thai kế tiếp.

  Một vấn đề mà mẹ có thể gặp sau khi mổ là cơ thể sẽ tiết sữa từ 7 – 10 ngày trước khi ngừng hẳn. Đây là cơ chế tự nhiên ở phụ nữ sau sinh. Nhưng nếu điều này khiến bạn khó chịu, hãy nói chuyện với bác sĩ để được kê toa các loại thuốc ngừng tiết sữa.

Hỗ trợ phòng ngừa thai lưu ở nữ giới ra sao?

  Theo bác sĩ chuyên sản phụ khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết: Cánh sản phụ cần tuân thủ một số nguyên tắc trước và trong lúc mang thai.

  + Trước khi mang thai

  Bỏ hút thuốc (nếu có)

  Các hóa chất trong thuốc lá là tác nhân ngăn cản oxy và chất dinh dưỡng từ người mẹ truyền sang thai nhi. Chẳng những vậy, hàng ngàn chất hóa học độc hại trong khói thuốc còn đi qua nhau thai sang con bạn. Thế nên, ngừng hút thuốc lá là việc bạn phải làm đầu tiên khi quyết định có em bé.

  Giữ cân nặng hợp lý

  Những phụ nữ thừa cân – béo phì (chỉ số BMI ≥ 23) có thể gặp phải các biến chứng trong thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật khi mang thai … – các yếu tố góp phần tăng nguy cơ thai chết lưu. Do đó, hãy đảm bảo bạn giữ cân nặng trong giới hạn bình thường (chỉ số BMI lý tưởng nhất là từ 18,5 – 22,9) bằng cách ăn uống điều độ và tập luyện đều đặn trước khi mang thai

  Tránh xa rượu và ma túy (nếu có)

  Cùng với thuốc lá, rượu và ma túy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Vì thế, hãy kiêng rượu và các chất kích thích trước và trong thai kỳ để đảm bảo em bé của bạn chào đời khỏe mạnh, an toàn.

  + Trong thời kỳ mang thai:

  Theo dõi chuyển động của thai

  Em bé đạp mạnh là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển khỏe mạnh. Nếu mẹ cảm nhận được thai nhi đột nhiên ít cử động hơn bình thường, hãy đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức. Bằng cách can thiệp sớm, bạn có thể tìm được nguyên nhân khiến bé chậm phát triển, từ đó ngăn chặn kịp thời tình trạng thai chết lưu.

Sản phụ nên làm gì khi bị thai lưu?

Sản phụ nên làm gì khi bị thai lưu?

  Chăm sóc chính mình

  Một thai kỳ có diễn ra suôn sẻ không, em bé có chào đời khỏe mạnh hay không phụ thuộc rất lớn vào tình trạng sức khỏe của người mẹ. Điều đó có nghĩa là bạn cần biết cách chăm sóc bản thân, lắng nghe cơ thể mình để kịp thời xử lý những bất thường xảy đến với mình và thai nhi. Bạn nên:

  Khám thai đúng lịch và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu. Điều này giúp bác sĩ theo dõi tường tận quá trình phát triển và tăng trưởng của thai nhi. Trong những lần khám thai, bác sĩ cũng sẽ chẩn đoán sớm các nguy cơ có thể xảy đến trong thai kỳ, chẳng hạn như tiền sản giật, đái tháo đường, tăng huyết áp…

  Nói với bác sĩ về các dấu hiệu bất thường bỗng nhiên xảy đến trong thai kỳ như xuất huyết, đau dạ dày, sốt hoặc các triệu chứng khác đang khiến bạn lo lắng.

  Tiêm phòng cúm vì phụ nữ mắc cúm khi mang thai sẽ tăng nguy cơ thai chết lưu cũng như các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

  Bổ sung axit folic trước khi có thai và trong suốt thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ để giảm nguy cơ dị tật thai nhi.

Hình tư vấn bệnh online

da khoa hong phuc