Phòng khám đa khoa hồng phúc Phòng khám đa khoa hồng phúc

Chị em bị sót rau có ảnh hưởng gì không?

Ngày đăng : 24-10-2023 - Lượt xem : 219

  Chị em bị sót rau có ảnh hưởng gì không? Là vấn đề mà nhiều cánh chị em quan tâm, bởi đây vẫn là trường hợp có thể xảy ra đối với những phái đẹp đã trải qua sinh thường, sinh mổ hoặc đình chỉ thai. Vì thế, nhằm có thể giải đáp cụ thể hơn về vấn đề trên, xin mời quý độc giả vui lòng tham khảo bài viết sau.

   Hình tư vấn bệnh online

Tìm hiểu khái quát về sót rau thai ở sản phụ

  Theo bác sĩ chuyên sản phụ khoa cho biết rằng: Rau thai là bộ phận bám vào thành tử cung, có chức năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ truyền tới thai nhi. Đây cũng là sợi dây gắn kết giữa mẹ và em bé trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, nhau thai còn có khả năng giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Nó là màng bọc bảo vệ tối ưu nhất cho em bé yên tâm phát triển bên trong bụng mẹ.

  Thông thường, sau khi sinh khoảng nửa tiếng, tử cung so co bóp mạnh để đẩy hết rau thai ra ngoài vì lúc này em bé đã chào đời, nhau thai cũng đã hoàn thành hết nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, toàn bộ bánh rau không được đẩy ra mà vẫn còn một phần bị sót lại trong tử cung của nữ giới. Đây chính là tình trạng sót rau sau sinh mà không ít sản phụ gặp phải.

  Tình trạng sót rau thai có thể gây ra do một phần rau không được thoát ra khi cổ tử cung đóng lại hoặc do vẫn còn bám vào thành tử cung mà không chịu bong ra hết. Sót rau sau sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm nên cần được phát hiện và xử trí sớm để bảo vệ sức khỏe của sản phụ.

Tại sao cánh chị em bị sót rau thai?

  Tại sao cánh chị em bị sót rau thai? Trong một số trường hợp sản phụ sau sinh còn sót nhau thai, nếu không phát hiện sớm có thể gây nguy hiểm. Có ba loại sót nhau thai:

  - Nhau thai dính nhau do đờ tử cung: Là loại phổ biến nhất của sót nhau thai. Sót nhau thai xảy ra khi tử cung, hoặc dạ con, không đủ co bóp để tống nhau thai ra ngoài. Thay vào đó, nhau thai vẫn bám vào thành tử cung một cách lỏng lẻo.

  - Nhau thai bị mắc kẹt: Xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi tử cung nhưng không được đẩy ra ngoài. Điều này thường xảy ra do cổ tử cung bắt đầu đóng trước khi nhau thai được loại bỏ, khiến nhau thai bị kẹt lại phía sau.

  - Sự tích tụ nhau thai (Nhau cài răng lược): Làm cho nhau thai bám vào lớp cơ của thành tử cung hơn là niêm mạc tử cung. Điều này thường làm cho việc sinh nở khó khăn hơn và gây chảy máu nghiêm trọng. Nếu không thể cầm máu, có thể phải truyền máu hoặc cắt tử cung.

  Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sót nhau thai cần chú ý khi phụ nữ trên 35 tuổi mang thai, phụ nữ sinh con trước tuần thứ 34 của thai kỳ hoặc sinh non. Quá trình chuyển dạ kéo dài; tình huống thai lưu; phụ nữ có một số bất thường ở tử cung như u xơ…

Chị em bị sót rau có ảnh hưởng gì không?

  Sót rau thai có ảnh hưởng gì không là nỗi lo lắng của rất nhiều phụ nữ thời kỳ hậu sản (sau sanh thường, sanh mổ, phá thai, sẩy thai…) bởi đây là một biến chứng đáng lo ngại cho bất cứ ai mắc phải.

  Nhau thai sẽ được đẩy hết ra ngoài khi sổ thai khoảng trong vòng 30 phút nhờ vào các cơn gò tử cung và thủ thuật kéo dây rốn của nhân viên y tế. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai không bong ra hoàn toàn vì bám dính trên thành tử cung. Đó là hiện tượng sót nhau thai.

  Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ vì nhau thai còn sót lại sẽ cản trở tử cung trở về trạng thái trước khi mang thai (co hồi tử cung). Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề như viêm nhiễm tử cung, xuất huyết, nghiêm trọng hơn là tử vong.

  Với những thông tin như đã nêu trên về vấn đề Chị em bị sót rau có ảnh hưởng gì không? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu khám chữa bệnh uy tín. Gọi ngay đến HOTLINE: 0251 381 9288  NHẤP VÀO Ô TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Hình tư vấn bệnh online

da khoa hong phuc